Giữa Niềm Huyền Không - đôi nét về chùa Tiên Lữ - Hà Tĩnh

Ai một lần ghé thăm sẽ rung cảm nơi non nước hữu tình duyên xưa, nghe suối chảy, nghe chim trời vọng hát chuông ngân, xa lánh bụi Trần nơi trầm cảnh, vọng nguyện liên Thuỳ về chơi cùng mây tịnh, nghe những dòng lịch sử sót lại ẩn trú Sơn Khê.


Áng nhạm mây Hồng tinh khôi
Cảnh Am Tiên Lữ, ngân lời kinh Thi,
Giã từ Vương Hậu ra đi
Di Sơn dựng thảo, dung nghi thanh bần.

Long chầu Hổ phục Đèn Dâng
Tượng Sơn thủy mặt, chuông ngân kinh Huyền,
Chấp tay buôn nhẹ Tịnh thiền
Thảo Am Tiên Lữ, giữa miền Huyền không.

Suối khe hai lối sen Hồng
Tựu linh khí thủy, cõi lòng nhẹ tênh,
Núi Đá kẻ vẽ trăng xinh
Thanh âm phiến đá, giải kinh Di Đà.

Gom sương vén áng chiều Xa
Bạch Ngọc Hoàng Hậu, nhuộm Tà áo nâu,
Pháp Hoa thâm nhập nhiệm mầu
Khéo duyên chọn cảnh, hồi đầu chân tu.

Bỏ tâm tà vọng chữ ngu
Ngộ Thiền Chánh pháp, lối từ thong dong,
Ghé Thăm Tiên Lữ núi Hồng
Khéo bàn Tay thợ, đặc trong cung trời.

An nhiên mây trắng tinh khôi
Ngẫm xem nhân thế, hát lời kinh khuya,
Vọng tuyền Trẫm ứng trình thưa,
Sắc Phong Cổ Tự, Đại thừa Truyền Trao.

Ôm kinh tạng tuệ trăng sao
Thanh âm cảnh Phật, pháp nào Cao siêu,
Bậc Thanh tu dáng uy kiều
Ngàn năm còn mãi, bóng chiều Nhạn bay.

Ảnh tác giả chụp cùng thầy trụ trì tại chùa Tiên Lữ 

Một vài hình ảnh của chùa hiện tại:
 












 
Nhân duyên dừng chân ngày 15-05-Canh Tý, tức ngày 05-07-2020, Tỳ Kheo Thích Minh Thế được nhân duyên thỉnh mời do Đại Đức Trú Trì Thích Nghiêm Thuận cung thỉnh ghé bộ thăm quan cung cảnh nguyên sơ, tại Tiên Lữ cổ tự, thuộc thôn Tân Mỹ - xã Tân Dân - huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh.

Chùa được xây dựng Từ năm 1428 đến 1433 dưới thời Vua Trần Duệ Tôn, khai Sơn kiến tạo xây dựng do Tỳ Kheo Ni Bạch Ngọc Hoàng Hậu (tục danh:Trần Thị Ngọc Hào), vợ thứ ba vua Trần Duệ Tôn, người đã có công lớn giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược. 

Hiện nay, chùa là nơi thờ Phật tổ Như Lai, Đức A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát và đặc biệt là hai mẹ con hoàng hậu Bạch Ngọc (Trần Thị Ngọc Hào) và Trịnh Thục (Trần Thị Ngọc Hiền).

Tuơng truyền, Hoàng hậu Bạch Ngọc tên thật là Trần Thị Ngọc Hào, trong một chuyến du ngoạn qua vùng phía nam, vua Trần Duệ Tôn (1337- 1377) bắt gặp một người con gái quốc sắc thiên hương, con trưởng ông Trần Công Thiệu, một nhà giàu ở làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng – Hương Khê liền đưa về kinh thành Thăng Long, phong làm hoàng hậu Bạch Ngọc. 

Bà sinh ra công chúa Huy Chân (Trần Thị Ngọc Hiền), sau này là vợ của thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi.

Trong những điều cổ tích ấy, về sau, đi đánh giặc Chăm Pa, Bùi Ban bị thương nặng, sau đó về mất tại Thổ Hoàng (Hương Khê). Không có con trai, Ngọc Châu lui về tu ở chùa Diên Quang cùng bà ngoại và mẹ. 

Ngọc Châu mua 3 mẫu ruộng ở vùng Đà và 3 mẫu ruộng ở vùng Bàn để duy trì cúng tế. Mặt khác, bà cho xây dựng chùa Tiên Lữ trên núi Dị Sơn (Rú Dẻ), sát đồi Long Mã, làng Trung Phạm (nay thuộc xã Đức Lập). 

Để duy trì ngôi chùa này, bà cho làm cạn vùng Ao Sen nhằm biến nó thành ruộng lúa. Vùng đất này bị Khôi quận công: Trần Hồng tước đoạt. 

Công chúa Trang Từ tu hành được 20 năm; Hoàng thái hậu Bạch Ngọc và Hoàng hậu Trịnh Thục được hơn 20 năm.

Hoàng thái hậu Bạch Ngọc mất ngày 22 - 6, Hoàng hậu Trịnh Thục mất ngày 22 - 3 dưới thời Hồng Đức còn công chúa Trang Từ mất ngày 05 - 12 dưới thời Cảnh Thống vua Lê Hiến Tông (1498 - 1505). 

Các ngày 01 mồng 02 mồng 03 tết Nguyên Đán lễ cúng giỗ chay; tiết Thanh Minh, Đoan Ngọ thì lễ vật đầy đủ. 

Hoàng Thái hậu Bạch Ngọc được an táng tại Bị Bản. 

Hoàng hậu Trịnh Thục và công chúa Trang Từ thì ở vùng rừng thiêng quanh đồi Phúc Sơn, nơi có đền Ngũ Long (nay không còn nữa). 

Kể từ đó Phúc Sơn lấy tên là Núi Vua, cả vùng là Xứ Mộ Vua. Hiện nay, dấu vết những ngôi mộ này không còn dấu vết nữa.

Tôi đã đỗ một số tư liệu ghi trên mạng xin trích khái quát chút tư liệu về dấu mốc và lịch sử và thời gian.

Ai một lần ghé thăm sẽ rung cảm nơi non nước hữu tình duyên xưa, nghe suối chảy, nghe chim trời vọng hát chuông ngân, xa lánh bụi Trần nơi trầm cảnh, vọng nguyện liên Thuỳ về chơi cùng mây tịnh, nghe những dòng lịch sử sót lại ẩn trú Sơn Khê.

Nhân duyên là vậy, nên cảm tác bài thơ này, gọi là vịnh thơ tình cảnh, mến yêu thiên nhiên trong hồn tâm an tịnh giữa cõi đời chốn thiền môn.
 
 Tk: Thích Minh Thế 
                 Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang 
                 Ngày 05-07-2020
                 Ngày Âm Lịch: 15-05-Canh Tý
Cảm tác giữa núi đồi u tịch bên hiên chùa Tiên Lữ Cổ Xưa, gởi tặng tình Pháp lữ Thích Nghiêm Thuận, với màu áo chân Tâm.