Vấn đề Ghen tuông theo quan điểm Phật giáo

Sự ghen thực sự là một cấu thành cơ bản trong tâm lý nhân gian, vấn đề của muôn thuở và để lại dấu vết ở mọi nơi, trong văn chương, phim ảnh..và nhất là hiện thực chợ đời, hàng ngày. Đương nhiên, đấy là một tình cảm xấu.


Khái niệm ghen không hề hẹp, thiên hình vạn trạng. Theo quan  niệm Phật giáo, ghen là một trong vô số biểu hiện của tâm xấu, và nội hàm – theo nhà Phật - mênh mông, không hề “ghen” chuyện lứa đôi, yêu đương, một vấn đề giới như cách hiểu thông thường người ta hay nói và nghĩ đến.

Thực sự ghen là biểu hiện dường như tất yếu trong quan hệ yêu đương nam – nữ, người ta còn nói ghen là biểu hiện của tình yêu! Sự ghen ở “chốn” này mới ghê gớm, dáng sợ: vì ghen tuông, vì bị phản bội, vì bạn tình không chung thủy “đối tác” bùng nổ với tất cả những gì có thể, và tỉ lệ án hình sự có nguyên cớ, động cơ “ghen” như thế không thấp, thậm chí tử vong cũng cao. Chỉ nói theo thông tin thời sự của truyền thông công khai.

Trong tác phẩm kinh điển của văn chương – thi ca Việt, Đoạn trường tân thanh, cái ghen của Hoạn Thư với Kiều được nhắc đến- dẫn ra không biết bao nhiêu lần như điển hình về sự thâm ác trả thù tình địch, đọc, nghĩ đã hãi...

Mất của, bị đuổi việc hay thậm chí nhà có tang gia, nhiều người cũng không đến mức biểu hiện như sự ghen: tự tử, sử dụng vũ khí, đốt nhà.... Ghê đấy. Xét theo góc độ tâm lý nào đấy, dấy là ý thức chiếm hữu bạn tình cao độ nên phản ứng cũng..cao độ.

Nhưng nếu dừng khái niệm ghen ở đấy là sai, vấn đề rộng hơn rất nhiều, như đã nói. Tôi có lần được nghe kể qua và nhớ hoài: anh bạn thành đạt, tậu được ô tô xịn và đánh xe chở vợ con về thăm ông bà nhạc ở quê. Anh hoàn toàn không tiên lượng được cảnh dở khóc dở cười khi người bạn cột chèo đã đùng đùng tát vợ mình (em gái vợ anh), và..đập vỡ kính cửa, “chẩn đoán” là vì ..tức, cho là người cột chèo làm mình bẻ mặt khi ..khoe sự thành công, vượt trội bằng gia đình đầm ấm trên..ô tô! Chiếc ô tô mới đã gấy..vỡ kính cửa và để lại  vết bầm vô lý trên má người vợ hiền, đó cũng là ghen. Trường hợp này cũng có thể coi như biểu hiện của ý thức chiếm hữu “ta là số 1” trong mọi sự, không muốn ai hơn mình, nhất là những người có xuất phát và hoàn cảnh như mình, cột chèo chẳng hạn. Cũng là một vấn đề tâm lý.

Nói sơ qua chứ kể sao cho xiết cái ghen. Định nghãi thế nào cho cô động, khó. Nôm na, theo góc nhìn cá nhân, thấy rằng bất cứ tình cảm xấu nào trước thành công, tiến bộ của người khác mà thanh công tiến bộ ấy chính đáng, thuyết phục đều là ghen. Cạnh tranh công bằng là chuyện muôn đời,  có lý thuyết còn nói rằng đấy là động lực của phát triển, tranh đau để thăng tiến, hay. Nhưng ngáng chân đối phương trên sân cỏ vì không thể cản phá hợp lệ được, đương nhiên không được phép. Ghen và hành xử do ghen tương tự chuyện ngáng chân trên sân cỏ.

Kinh điển Phật giáo từ rất lâu quan tâm và có cách chế ngự cái tôi trước khi khoa học tâm lý phát hiện và phân tích chúng. ở đời, có khi mỗi con người là..một ông Vua theo cách này cách khác, nói chính xác là trong lòng âm thầm nghĩ rằng mình là một ông Vua, số 1 và không thể chấp nhận ai hơn mình, tất nhiên chỉ một bộ phận nào đấy có quan điểm cá nhân cực đoan như thế.

Nhưng nếu quán triệt lời Phật, thuần phục tâm từ - bi - hỉ - xả, buông xả, tinh tấn, khâm nhẫn và hành tập đời sống vị tha dấn thân vì nhân sinh, quán sự vô thường bất tịnh của thân tâm mình ... sẽ góp phần kiểm soát tâm xấu này, sự ghen thiên hình vạn trạng, để có đời sống nội tâm an lạc, không để tình cảm xấu ăn mòn đời sống vốn ngắn ngủi của mình và hại cho tâm thiện không phải trong một kiếp nếu vì ghen mà hành xử mất kiểm soát.

Hạnh phúc  là mong cầu của số đông, người ghen và ghen nhiều - ghen thường xuyên có phải người hạnh phúc không? Đương nhiên không. Cũng theo góc nhìn cá nhân, người hạnh phúc thay vì hiểu khô cứng là người chiếm hữu nhiều nhất, mà chính là người có khả năng chia sẻ niềm hạnh phúc với người khác thay vì bị hạnh phúc của người khác làm bầm tím một bên má vợ và vỡ cửa kính - như ví dụ đã kể! Hi hi...

Và trong nhiều trường hợp, lòng vị tha sẽ giúp ta hạnh phúc hơn, thông cảm với tha nhân cũng chia sẻ với mình thân phận con người trong một thế giới chung. Có gì tuyệt hơn, lung linh hơn, thăng ghoa và NGƯỜI hơn những vần thơ của thi hào Puskin về chữ tình: “Tôi yêu em đến này chừng có thể - ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai..- và đại ý “Cầu mong em được người khác yêu như tôi đã yêu em”. Chàng trai ấy không bị lửa ghen thiêu cháy mà bộc lộ một con tim cao thượng, lung linh, người là vậy.

Biết rằng sự ghen là chuyện thường ở cõi phàm, nhưng hãy chia sẻ cảm thông để hạnh phúc vẫn hay hơn.... 

Bài viết: "Vấn đề Ghen tuông theo quan điểm Phật giáo"
Nguyễn Thành Công/ Vườn hoa Phật giáo