Bão dạy ta điều gì trong cuộc sống?

“Năm nào cũng có thiên tai...nhắc nhở chúng ta rất nhiều....cuôc đời vốn vô thường, cuộc sống vốn mong manh, tai họa đến bất cứ lúc nào ko biết trước được, ngày mai vẫn là những ẩn số với tất cả, hãy sống yêu thương hơn, ý nghĩa hơn, đừng phân biệt người này kẻ nọ...

...Vậy mà con người cứ nghĩ đời là thường còn, tranh giành hơn thua nhau mãi... chúng ta cứ đổ lỗi cho thiên tai, cứ khắc phục hậu quả, nói rất nhiều về thiệt hại nhưng nói nhiều thì cũng là kết quả, cũng là phần ngọn.. sao ko đề cập đến nguyên nhân theo lộ trình nhân quả...”.
 

Trên là Những dòng tâm sự cũng là những lời chỉ dạy tự đáy lòng, tâm huyết của một vị tu sĩ có cái nhìn về nhân quả mà trưa nay tôi vừa xem được trên tường facebook, những lời chỉ giáo hay là vậy, với tâm nguyện chỉ cho con người biết  cái nguyên nhân và cách khắc phục như vậy lại có vẻ như chả mấy người quan tâm và hiểu được.

Thật đúng như lời thầy đã nói, năm nào cũng có thiên tai, từ ngàn xưa cha ông mình đã luôn phải gánh chịu, biết bao thế hệ đi qua, biết bao mái nhà, bao mạng người đã ra đi vì bão tố, mà nếu lịch sử có thống kê, thì cho tới hôm nay con số chắc là không ai đọc được xuể, thiên tai địch họa là vậy, ấy thế mà có mấy ai để ý tới cái chiều sâu của nó đâu,

Thiên ta nhắc nhở chúng ta nhiều điều, về sự vô thường mong manh, về những ẩn số không một ai biết trước, nhưng con người chúng ta thì sao? ngoại trừ việc đổ lỗi cho nó, cứ nói nhiều về thiệt hại? mà không hề tính đến việc nhân quả vốn tuần hòan.

Càng ngẫm kỹ lại càng thấy được tấm lòng của một vị tu hành muốn độ chúng sanh thật là cao cả, đã vì thương cho chúng ta mà mở miệng nói lên những dòng nhiệt huyết trong cái vô ngôn của đạo, đã nói ra rằng:

 

“Cơn bão đi qua
Ngàn cây lá đổ
Xao xác buồn từng tiếng gió đi qua
Nhưng ai ơi đừng vội vàng trách bão....
Sao không nhìn lại mình - tạo hóa vốn vô tri?"

…Bão đi qua, lang thang tìm gặp những dòng cảm xúc, bạn trẻ Quỳnh Trang ở Hà Tĩnh đã viết nên cảm xúc của mình rằng:

“Bão ơi, đừng đến nữa,
Quê em nghèo lắm rồi
Mẹ còng lưng bám đất
Mái tranh vừa lên ngôi.
Bão ơi, xin đừng nổi
Cha khó nhọc suốt đời
Lênh đênh trên sóng nước
Kiếm chút mồi nuôi con.
Bão ơi, đừng về nữa...
Miền trung mảnh đất nghèo
Đạn bom thời khói lửa
Vết thương vừa thay da.
Bão ơi, em sợ hãi
Cảnh tan cửa nát nhà,
Bao mồ hôi khó nhọc
Chỉ một giờ tiêu tan."

Quả là những dòng thơ hay và đầy cảm xúc của một người con khi quê hương mình bị bão tố tàn phá. Có ai mà muốn bão tố vào đâu chứ, có ai nỡ vui vẻ nhìn giông bão càn quét quê hương. Tạo hóa vốn vô tri?” Giá như chúng ta ai cũng thấy được và cũng biết đặt ra câu hỏi vầy khi giông bão đi qua, và đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi ấy.

Hầu như chúng ta chỉ luôn trách cứ cho cơn bão, mà quên mất nhìn lại bản thân mình. Ngồi viết những dòng này đây ngoài kia trời vẫn đổ mưa to, thi thoảng từng cơn gió vẫn lùa qua mái ngói nghe sàn sạt, nhưng bão tố là vậy,  

Bão tố đi qua!

Nhà nhà tốc mái.

Bao vườn cây ăn trái

Ngã nằm dài trên đất!

Bao mặt người lây lất,

Ngác ngơ!

Và bơ phờ vì mất của.

Bao nhiêu lúa nhiêu khoai

Bao nhiêu ngô và sắn

Phải lặn mình trong nước lũ dâng cao!

Bao cây cối bờ rào,

Đổ gãy và bật gốc

Bão thổi bay sức nhọc

Của những người nông dân

Cần cù và chịu khó!

Sức mạnh những luồng gió

Đánh gãy cột 35...

 Bão tố đi qua

Thôn xóm xác xơ

Làng xã nhìn tiêu điều biết mấy???

Tàn cảnh của một cơn bão là vậy, những mái nhà mất ngói, những vườn cây xác xơ, những mặt người bơ phờ sau cơn bão. Nước Việt thân yêu của chúng ta với vị trí trải dài, cùng 3260km chiều dài ven biển và Biển Đông rộng lớn, thuộc một phần của Thái Bình Dương, là nơi phát xuất của những áp thấp thường xuyên, thì có lẽ mỗi người con nước Việt chúng ta khi nghe tin đài báo tin áp thấp nhiệt đới hay bão đổ bộ chỉ như là chuyện thường tình cơm cháo,

nhưng có ai biết rằng trong mỗi cơn bão, vẫn có những mảnh đời ngồi nơm nớp lo toan muôn vàn khó nhọc, bão thổi bay mái nhà bay cửa, bão quét tan bao nhiêu thửa ruộng trắng đồng, mưa bão về làm nước ngập mênh mông, xót lòng bao đứa trẻ, đau lòng bao bà mẹ ấy thế mà bão vẫn vào, bão vốn vô tâm là vậy.

Có lẽ những người con vùng đất duyên hải chúng ta đã quá quen với hình ảnh những người lớn lo giăng dây ràng néo nhà cửa mỗi khi có bão vào.

Ở thời đại ngày nay tuy ai cũng có nhà ngói nhà gạch, kiên cố, nên k phải bận tâm mấy về việc nhà cửa, đa phần là vậy, nhưng ở đâu đó thôi, khi cơn bão đã qua đi rồi, ta vẫn nghe thấy báo đài đăng tin bảo thổi bay bao nhiều nóc nhà, tàn phá bao nhiêu hecta hoa màu…chứng tỏ xung quanh ta vẫn luôn tồn tại những mảnh đời, những điều cần để ý, chúng ta nên xem lại và không thờ ơ đi với những điều đó.

Nói đến bão là nói đến gió, vì nếu chỉ mưa thôi thì không làm nên bão, bão vào gió thổi bay biển quảng cáo ngoài đường, thổi bay những nóc nhà tang thương nghĩ tới vô thường nhanh chóng.

Bão,vô thường? chúng ta đã bao giờ liên hệ tới điều đó chăng? hoặc có hoặc không nhưng tôi dám chắc rằng bão dạy ta rất nhiều thứ hay, đặc biệt là vô thường như lời Phật dạy. Nếu chúng ta để ý kỹ một chút thôi, thì sẽ thấy rất rõ điều này, cây cối ngoài sân vườn mới hôm qua xanh tươi xòe bóng mát đó, giờ đây đã phải xiêu vẹo đi, cành lá xác xơ bởi phải vặn mình chống chọi những luồng gió trong cuồng phong bão tố, đi dọc ngõ xóm đường làng, đâu cùng thấy nhành cây, lá cây đổ gãy, rác rơi đầy đường sau bão, chưa kể những mái nhà mới hôm qua là tổ ấm của một gia đình thì nay đã bị mất đi một phần hay toàn bộ tấm ngói. 

Qua đó, chúng ta đã thấy có chút vô thường chăng? vì nếu không vô thường sao những căn nhà những mái ngói đang yên lành kia phút chốc bỗng tan tành thành đổ nát, những cánh đồng bát ngát phải im chìm trong nước lũ dâng lên. Tai ương là vậy, bão tố cuồng phong là vậy, vậy chúng ta nên ngồi đây than trời trách đất không thương con dân nước Việt chúng ta, hay là đi tìm tòi những suy nghĩ khác?

Và như vậy thì cuồng phong nước bạc nó do Trời, do Thượng Đế trách phạt hay chúng ta là tại sao đây? con người chúng ta cũng nên phải gánh cho mình một phần trách nhiệm các bạn ạ. Chúng ta đã quen đi đổ lỗi cho tạo hóa rồi, V à bởi vì hơn ai hết chúng ta là những người con Phật nên không thể khiên cưỡng áp đặt lên nó quan điểm kia, mà chúng ta phải năng động, quán chiếu lời dạy của Phật về Nghiệp báo nhân quả khi nó xảy ra.

Tại sao bão không hình thành một trận cho to rồi quét một chuyến từ Đông sang Tây, tại sao dân miền Trung và Bắc nước ta chịu bão mà  miền Nam hầu như không có? Đó! chỉ đây thôi đã có việc cho chúng ta suy nghĩ rồi, mà nói đơn giản thôi thì đó là do nhân dân hai miền trên quá khứ đã từng gieo nghiệp gì đấy nên giờ mới phải chịu cảnh thiên tai như vậy, có thể quá khứ chúng ta đã đốn hạ những rừng cây xanh tốt, nên giờ đây phải hứng chịu nó, nhìn cảnh những cánh rừng bị ứa máu bởi sự khai thác gỗ hết mức trong quá khứ và hiện tại mà không khỏi xao lòng, rất mong chúng ta từ nay  có ý thức bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh, vừa giúp cho bầu không khí quanh ta trong lành cải thiện môi trường sống.

Hơn nữa ngày nay khoa học công nghệ phát triển, các nhà máy chế tạo ngày càng nhiểu, lượng khí thải tạo ra gây ô nhiễm môi trường, tầng ô zôn của bầu khí quyển ngày càng bị đe dọa, mà nếu theo tính toán của khoa học thôi, thì một ngày nào đó không xa nữa, thế giới của chúng ta sẽ bị thiếu hụt ô xy, khi đó sự sống khó lòng mà tồn tại được,

mỗi người con Phật chúng ta hãy ý thức ban đầu từ bản thân mình và lôi kéo những người xung quanh ta cùng chung tay bảo vệ môi trường, phủ xanh đường xóm quê hương, tạo cho mình cái nhân duyên tốt đẹp để một kiếp nào đó chúng ta sẽ sinh ra ở những nơi có thời tiết an bình, không bị thiên tai tàn phá.

Bão lụt thiên tai ai ai cũng đều sợ, nhưng khi quy trách nhiệm thì chả có ai chịu nhận, trong khi đó chúng ta vẫn hủy hoại môi trường sống hằng ngày, những hành vi nhỏ, cho dù chỉ là vứt một cái túi nilon ra đường thôi, cũng đã là có lỗi rồi, gần thì nó làm cho con đường mất đẹp mà xa thì nó còn làm người khác đi sau nhìn thấy rất mất mỹ quan.

Bão mạnh đã qua rồi, nhưng giờ đây  trời ngoài trời Xứ Nghệ Tĩnh của chúng tôi gió vẫn thi thoảng quất lên mái nhà và mưa thì vẫn chưa hẹn ngày ngớt tạnh, rất mong chúng ta mỗi khi bão về, hãy cùng nhau nín thở lắng nghe tiếng gió sàn sạt, hãy cùng tựa cột nhìn mưa xối ào ào, cùng tĩnh lặng quán sâu tới mức cho trong sâu thẳm tâm thức chúng ta “biết sợ”, biết sợ, biết nổi da gà khi tiếng gió sàn sạt và nhìn mưa trời trắng xóa kia,

khi đó chúng ta mới biết lo nghĩ và ý thức những hành vi cũng như ý nghĩ của mình, biết quán chiếu nguyên nhân và từ đó cùng chung tay xây dựng môi trường sống chung quanh hài hòa tươi mát tức chúng ta cũng đang tu rồi vậy. Chỉ một người làm được vậy cũng là góp phần đẩy lui được một chút gió bão rồi.

Bởi vì ví dụ rằng nếu như nói đơn giản thì bão chỉ là mưa gió vậy thôi, mưa thì là nước rời trời rơi xuống, gió thì là sự dịch chuyển của không khí, nhưng là con Phật, chúng ta hẳn đều nghe tới những vị Thần, Thần gió, Thần mưa, Thần sấm, Thần sét…,chúng ta có tin rằng có những vị Thần đó không?

tại sao họ lại cho mưa cho gió ảnh hưởng nhân dân? cái này các vị ấy đâu muốn vậy, mà chúng ta đâu biết có chánh Thần thì cũng có tà Thần, có Thiên Long Bát bộ hộ trì chánh pháp thì cũng có tà Long gây hại chánh pháp, biết đâu cơn bão mạnh này chính là do sức thù hận của những oan khuất của bao nhiêu chó, gà,lợn, trâu..

những sinh mạng mà chúng ta đã giết trong quá khứ  trước kia, sức oán hận của những cánh rừng nay bị biến thành đồi trọc, chúng tụ lại với nhau tạo thành sức mạnh của gió và của nước, mà cho dù Vua Trời Đế Thích nhìn thấy cũng không cản được, vì đó là nghiệp quả xảy ra tất yếu.

Trên đây chỉ là tôi lấy ví dụ để chúng ta cùng thử suy nghĩ xem, chứ chúng ta đừng nghĩ tôi Thần Thánh hóa mọi chuyện, nhưng nếu chúng ta hiểu được thôi sẽ thấy được lời của Phật, của Tổ tuyên rằng “Tất cả các pháp đều là phật pháp” quả thực không sai.

Ngài Tuyên Hóa Thượng Nhân có day rằng “Vạn vật đều thuyết pháp cho ta”, thật đúng là như vậy, nếu biết nhìn và quán chiếu theo tuệ giác của đạo Phật, chúng ta sẽ rút ra được cho mình những bài học, những kinh nghiệm riêng trong bất cứ chuyển gì.

Qua bão giông, chúng ta học được thêm về sự vô thường, về bảo vệ môi trường sống quanh ta. Và qua bão, tình người chúng ta trong hoạn nạn càng thêm thắt chặt, lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái của những người con Rồng cháu Lạc chúng ta càng thêm gắn kết.

Vả cũng bởi vì như người anh hùng Nguyễn Văn Thạc đã nói “vả Đất Nước còn nhiều lam lũ lắm, đầu tắt mặt tối mà nào có đủ miếng ăn, cơm độn ngô rồi còn độn sắn, rồi mất cắp, rồi đánh chửi nhau, rồi thiên tai địch họa, ấy thế mà những chiếc lá tre kia vẫn dịu dàng,vẫn ru ta vào cõi là của tâm hồn,thật lạ biết bao?” mong chúng ta cùng nhau áp dụng tuệ quán của Đạo Phật chúng ta vào,cùng quán chiếu và cùng nhau tu tập, để trong thiên tai địch họa, những chiếc lá tre kia vẫn ru ta đi vào cõi lạ của tâm hồn, của sự tỉnh thức, mà không oán than trách cứ gì,

 

Trúc Lâm Sen