Phải làm sao khi phải làm việc cùng đồng nghiệp khó ưa và người không hợp tính cách?

Mỗi người đều sống thuận theo “nghiệp” của mình, suy nghĩ theo lập trường của mình về những việc không bao giờ có lời giải đáp. Nhưng nếu thay đổi góc nhìn, đặt mình vào vị trí của người khác, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng.


Hỏi:

Thưa sư phụ, con muốn hỏi: Công ty con có một đồng nghiệp nữ nhỏ hơn tôi 10 tuổi, nhưng khả năng chuyên môn giỏi hơn con. Cô ta thường cố tình làm khó con, không chủ động chào hỏi, nhìn thấy con cũng vờ như không thấy. Con luôn phải dè chừng thận trọng, trong công việc, luôn cố gắng để không xảy ra sai sót, tuy vậy thái độ của cô ta cũng không có gì chuyển biến. Điều đáng buồn là trong công việc không tránh khỏi những va chạm hằng ngày. Mong sư phụ nói cho con biết tôi phải ứng xử với kiểu người này như thế nào?

Đáp: “Đứng trên góc nhìn của đối phương để nhìn nhận vấn đề”

Nhà Phật nói trên thế gian này có “bát vạn tứ thiên phiền não” - tám mươi tư ngàn điều khổ não. Câu này còn có thể diễn đạt bằng cụm từ “bách bát phiền não” (hoặc nói một cách ngắn gọn hơn là “bát khổ”. Trong đó có hai nỗi khổ là “ái biệt li khổ”“oán hận hội khổ”.

“Ái biệt li khổ” dùng để chỉ nỗi khổ khi phải xa cách của những người thương yêu nhau, “oán hận hội khổ” là nói về nỗi khổ khi phải ngày ngày gặp mặt của những người oán ghét nhau. Hai nỗi khổ ấy đem so sánh với nhau, nỗi khổ nào sâu sắc hơn? Không ít người cho rằng phải rời xa người mình yêu thương người ta sẽ đau khổ hơn. Thế nhưng thực tế chưa chắc đã như vậy. Có thể cùng người mình yêu thương sống đến trọn đời chính là hạnh phúc viên mãn, vì vậy đau khổ là vì cuộc đời thường bắt những người yêu nhau phải cách xa chân trời góc bể; còn những kẻ hận thù nhau, vốn dĩ nên cách xa nhau, nhưng cứ vô duyên vô cớ lại bị buộc vào cùng một chỗ, đó cũng chính là khổ đau.

Sau khi kết hôn mới phát hiện ra rằng, bản thân và đối phương không hề phù hợp với nhau, nhưng lại không thể lập tức chia tay – đó là đau khổ. Dù rất yêu chồng, nhưng mãi mãi cũng không thể yêu được những gì thuộc về người ấy, tự trong tâm, các bạn không thích mẹ chồng, và ngày ngày các bạnlo lắng chồng sẽ đề xuất việc sống chung với mẹ chồng - đó là đau khổ. Hay việc, trúng tuyển vào một công ty lương bổng hợp lý, điều kiện về mọi mặt đều tốt, nhưng các bạn lại gặp phải các sếp hoặc những đồng nghiệp khó ưa. Lúc này nếu các bạncó lấy hết dũng khí để xin thôi việc đi nữa, thì cũng còn phải đối diện vấn đề về cơm áo gạo tiền trong gia đình, còn nếu tiếp tục công việc của mình, dần dần các bạn sẽ ngày càng mệt mỏi khi phải đối phó với công việc. Muốn nói lời tạm biệt với những kẻ khó ưa đó cũng không được, đó chính là nguồn gốc của khổ đau.

Rời xa người mình yêu thương, giáp mặt với kẻ mình căm ghét, lẽ nào đó là số phận đã an bài? Đương nhiên là không. Trong cuộc sống, người ta luôn phải tương ngộ và chia ly với một số người. Trong số những người này, chắc chắn sẽ có cả những người bạn yêu thương và những người bạn ghét bỏ. Gặp được người ta yêu thương, rời xa người ta thù hận, đó là điều ai ai cũng mong muốn, vì như vậy sẽ không có ưu phiền; nhưng ngược lại, phải rời xa người ta yêu thương, và giáp mặt với kẻ ta thù hận, đó mới chính là điều phiền não vô tận trong cuộc đời.

Vì vậy, tương ngộ và phân ly, yêu thương và thù hận kết hợp tạo thành bốn hoàn cảnh, trong đó có hai hoàn cảnh mà ai cũng mong đợi. Hai sự kết hợp còn lại - yêu thương nhưng phải phân ly, thù hận nhưng phải tương ngộ - là những “mối duyên” khiến người ta không thể vui vẻ được.

Trong hai hoàn cảnh đó, chúng ta nên làm gì? Khi gặp phải tình hình bất khả kháng, người ta hoặc sẽ cầu thần khấn phật, hoặc sẽ hi vọng có được sự giúp đỡ của người khác. Tóm lại, người ta sẽ vắt óc suy nghĩ để cầu mong được sống mãi bên người mình yêu thương, và cho đến chết cũng không phải gặp kẻ mình căm ghét. Nhưng cố tình làm đảo lộn, duyên phận tự nhiên cũng không thể giải tỏa triệt để nỗi đau khổ của các bạn. Sự giải thoát và tự do thực sự chỉ có thể được hiện thực hóa khi ta tuân theo chân đạo, từ bỏ bản ngã. Do đó, trong tác phẩm Tín tâm minh có viết: “chí đạo vô nan, duy hiền kiểm trạch” (đạt đến đại đạo không khó, chỉ sợ lòng người so sánh yêu hận, thiệt hơn). Yêu quý nhất định phải ở bên nhau, căm ghét tất phải xa nhau, thực ra, quý vị nên xóa bỏ định kiến này.

Vấn đề xuất phát từ bản thân con người. Trong công việc, các bạn dường như nhất định sẽ gặp phải một người hoàn toàn không hợp với ý mình. Cũng giống như việc quý vị bước vào một khu vườn bách thảo, chắc chắn sẽ có một bông hoa nào đó không lọt vào mắt các bạn. Nếu bông hoa gây “ngứa mắt” ấy lại mọc trong khu vườn nhà mình, mọi việc sẽ trở nên rất dễ dàng: nhổ bỏ đi là xong. Nhưng nếu nó lại mọc trong vườn nhà khác thì sao, quý vị sẽ chẳng có cách nào để ra tay dễ dàng. Nếu vậy, việc phải làm là các bạm hãy xóa tan tâm lí ghét bỏ bông hoa ấy. 

Nếu như sự yêu ghét của cá nhân cứ dày vò không dứt, khổ não sẽ theo đó mà đến. Yêu ghét bắt nguồn từ chữ “karma” của mỗi người (karma là từ trong tiếng Phạm), hay chính là chữ “nghiệp”. Vì vậy, nếu yêu ghét tự nhiên sinh ra, nằm ngoài sự điều khiển của ta, thì quý vị cũng không nên quá luẩn quẩn trong vòng yêu ghét đó.

Do đó, quý vị không nhất thiết phải giao tiếp cùng những người mà mình ghét, để rồi hành hạ bản thân, nhưng cũng không cần thiết phải tránh mặt họ như thể tránh bệnh dịch, càng không nên suy nghĩ cả ngày để tìm cách thay đổi họ thành một người thuận mắt mình. Quý vị chỉ cần thuận theo lẽ tự nhiên, mở rộng lòng mình để chấp nhận con người ấy.

Mỗi người đều sống thuận theo “nghiệp” của mình, suy nghĩ theo lập trường của mình về những việc không bao giờ có lời giải đáp. Nhưng nếu thay đổi góc nhìn, đặt mình vào vị trí của người khác, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng. Nếu số phận đã bắt các bạnphải gặp gỡ người này, vậy thì hãy chấp nhận người ấy một cách vui vẻ. Nếu cứ luẩn quẩn trong sự phản cảm, căm ghét người ấy, các bạnchỉ có thể chuốc lấy đau khổ cho mình mà thôi.

Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, các bạn  sẽ cảm thấy những hành động và lời nói khiến các bạn tức giận là có thể hiểu và tha thứ được

Tôi nghĩ rằng, Nữ tín chủ có hai sự lựa chọn: Một là từ bỏ công việc và rời xa đồng nghiệp của mình, hai là thông cảm và chấp nhận họ. Thực ra, mỗi ngày phải gặp mặt, các bạn có thể tưởng tượng người ấy là người chị em của mình; còn trong công việc, bạncó thể coi người ấy là một vị tiền bối. Hãy nghĩ về những áp lực và sự cô độc mà người ấy đang phải chịu đựng, như vậy cảm giác căm ghét mới có thể nhạt nhòa đi, và dần dần sẽ trở thành thấu hiểu, cảm thông.

Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, các bạn  sẽ cảm thấy những hành động và lời nói khiến các bạn tức giận là có thể hiểu và tha thứ được, và dường như những điều ấy là không đáng để buồn giận nữa. Cứ theo cách ấy, những lúc phải giáp mặt nhau, các bạnsẽ có thể mỉm cười thanh thản, khi cùng làm việc cũng có thể nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. “Nghiệp” của bản thân, ta còn không thay đổi được, huống chi lại mong muốn thay đổi người khác. Sau khi đã mở rộng lòng mình để thông cảm và chấp nhận như vậy, chuyện làm việc cùng người hoàn toàn không hợp với mình cũng không phải là không thể.