Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như thức ăn, hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, giáo thuyết, vân vân. Cúng dường đến chư Phật và chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Điều nầy cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy vậy. Phật tử cúng dường hương hoa là bên ngoài tỏ lòng kính trọng Phật.
Nếu chúng ta thực sự thấy được tất cả các pháp trên thế gian này đều không thực, không tự tánh, không cố định, không tồn tại vĩnh viễn, thì khi đó chúng ta đủ khả năng vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời, vượt qua tất cả mọi khổ ách, đáo bỉ ngạn, đến được bờ giác ngộ và giải thoát vậy.
Chánh Pháp gồm 37 phẩm này giúp chúng ta đạt được ”đạo” bằng trí tuệ, bằng sự quán chiếu, nhận thức được chân lý chứ không phải chỉ bằng niềm tin đơn giản mà thôi.
Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời tiêu biểu cho sự trong sạch như hoa sen mà không một bậc Thánh nhân nào có thể sánh bằng và đức Phật tinh khiết như gương sen nhờ cốt lõi tâm trọn lành của Phật thật. Lễ Phật đản đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong văn hóa Việt Nam.
Thế giới này là thế giới của vật chất và tâm linh, để vật chất cũng như tâm linh tồn tại được cần có điều kiện cho chúng. Vì tài sản mới nuôi dưỡng và là động cơ để duy trì hoạt động của vật chất hay tâm linh đó.
Tu sĩ và cư sĩ chính là những người con ưu tú của Đức Phật, nếu cả hai trang nghiêm tự thân, tu tập chuẩn mực và hoàn thành những trách vụ đã được phân định, luôn tương kính nhau bằng con mắt tuệ thì ngọn đèn sinh mệnh chánh pháp luôn được duy trì và thắp sáng mãi muôn nơi, đem lại lợi lạc đến khắp cả nhân sinh.
Đạo Phật, một triết lý sống hạnh phúc và tu giải thoát, một luân lý học hoàn hảo, một siêu hình học của không gian ba chiều, thời gian ba chiều... Đạo Phật là tất cả, hễ cái gì hợp với lẽ phải và chơn lý, cái đó là đạo Phật.
Kinh Phật không phải chỉ để kính thờ hay trì tụng trang nghiêm trước bàn thờ Phật mà có thể an nhàn đọc Kinh như đọc sách. Tụng đọc Kinh Phật cốt yếu là nhận rõ nội dung lời dạy của Đức Phật để ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
Trong 45 năm thuyết pháp, những lời Phật dạy - kinh Phật là rất nhiều. Phải nói rằng Đức Phật đã để lại cho đời một kho tàng kinh điển với hàng ngàn bài Kinh.
Lý thuyết Duyên khởi (Paticcasamuppàda) của đạo Phật chỉ ra rằng hết thảy mọi sự vật và hiện tượng hiện hữu trên cuộc đời đều do nhân duyên, không do ai tạo ra, không tự hiện hữu, không tồn tại độc lập, thường xuyên thay đổi, không có tính cách trường cửu.
Thân tứ đại do đất, nước, gió, lửa hợp thành, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Vì thế, nhà Phật coi thân xác là vật tạm bợ như chiếc áo. Sinh như đắp chăn đông. Tử như cởi áo hạ.
Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.